Về điểm khống chế ảnh dùng để sản xuất ảnh viễn thám thì cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Nội dung chính
Về điểm khống chế ảnh dùng để sản xuất ảnh viễn thám thì cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Yêu cầu về điểm khống chế ảnh được quy định tại Điều 9 Thông tư 10/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
1. Quy định chọn điểm khống chế ảnh:
Địa vật được chọn làm điểm khống chế ảnh phải là những địa vật rõ nét cả trên ảnh viễn thám và trên bản đồ, không bị sai dáng do quá trình tổng quát hóa bản đồ hoặc bị xê dịch vị trí do kích thước ký hiệu lớn, đồng thời phải có khả năng nội suy được độ cao. Sai số nhận biết và chích điểm khống chế được chọn trên bản đồ không vượt quá ±0,1 mm.
a) Tại chỗ giao nhau giữa các địa vật hoặc mép địa vật hình tuyến (đường giao thông, đê, đập, kênh, rạch) với góc giao nhau trong khoảng 30° đến 150°;
b) Tại các điểm đặc trưng của các địa vật độc lập (cầu, cống, góc nhà);
c) Các điểm khống chế ảnh phải được chọn, chích trên ảnh viễn thám in ra từ ảnh gốc.
2. Số lượng, cách bố trí điểm khống chế ảnh:
a) Các điểm khống chế ảnh phải khống chế được toàn bộ các cảnh ảnh trong khu vực. Số lượng điểm khống chế ảnh tối thiểu là 12 điểm/ 01 cảnh ảnh được bố trí phân bố đều trong mỗi cảnh ảnh viễn thám. Trong khối ảnh viễn thám cần phảicó ít nhất 2 điểm khống chế nằm trong khu vực gối phủ giữa 2 cảnh ảnh;
b) Mỗi cảnh ảnh phải có ít nhất 2 điểm kiểm tra, được bố trí tại các vị trí nằm xen giữa các điểm khống chế ảnh;
c) Tọa độ của các điểm khống chế ảnh được xác định trên bản đồ số bằng công cụ khai thác thông tin của phần mềm xử lý ảnh, bản đồ số hoặc của GIS;
Sơ đồ thiết kế đồ hình bố trí điểm khống chế ảnh được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu về điểm khống chế ảnh dùng để sản xuất ảnh viễn thám. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 10/2015/TT-BTNMT.