Trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 295 là những trường hợp nào?

Trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 295 là những trường hợp nào?

Nội dung chính

    Trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 295 là những trường hợp nào?   

    1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1Điều 295
     
        Theo quy định tại khoản 1 Điều 295 thì người phạm tội bị phạt tù từ một đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
     
        Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 295, nếu người phạm tội không vì động cơ xấu và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới một năm tù, nhưng không được dưới ba tháng tù; nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể được hưởng án treo. Nếu người phạm tội vì động cơ xấu và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
     
        2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 295
     
        Khoản 2 của điều luật nhà làm luật chỉ quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là gây hậu quả nghiêm trọng.
     
        Trường hợp ra bản án trái pháp luật mà bản án đó là bản án hình sự kết án người không có tội hoặc không kết án người có tội, thì có thể tham khảo tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.
     
        Nếu ra bản án trái pháp luật kết án người không có tội mà thuộc một trong các trường hợp sau thì coi đây hậu quả nghiêm trọng:
     
        - Người bị kết án oan và đã bị phạt tù đến năm năm và đang bị chấp hành hình phạt.
     
        - Người bị kết án oan bị giam, giữ dẫn đến suy kiệt sức khỏe có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
     
        - Do bị kết án oan nên bị mất việc làm, mất thu nhập chính ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thân nhân của họ.
     
        - Người bị kết án oan bị thiệt hại từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
     
        Đối với các bản án khác (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính, lao động) trái pháp luật thì có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi ra bản án trái pháp luật gây ra.
     
        Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng do hành vi ra bản án trái pháp luật gây ra không chỉ là những thiệt hại về vật chất mà chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Tòa án, làm cho mọi thẩm phán cố ý ra bản án trái pháp luật là đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không phải một sớm một chiều có thể khắc phục được. Ví dụ: thẩm phán hủy hợp đồng mua bán nhà, gây thiệt hại cho đương sự hàng chục tỷ đồng và bản án dân sự đó đã được thi hành sau 5 năm mới bị phát hiện là bản án trái pháp luật, thì việc khắc phục hậu quả do hành vi ra bản án trái pháp luật của thẩm phán là rất khó khăn, có trường hợp không thể khắc phục được hậu quả.
     
        Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 295, người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
     
        Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, cần cân nhắc đến hành vi ra bản án trái pháp luật là bản án gì (hình sự, dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động). Nếu không phải là bản án hình sự kết án người không có tội hoặc không kết án người có tội và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới ba năm tù, nhưng không được dưới một năm.
     
        Nếu người phạm tội ra bản án trái pháp luật là bản án hình sự kết án người không có tội hoặc không kết án người có tội và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù. Tuy nhiên, nếu là bản án hình sự trái pháp luật nhưng không thuộc trường hợp kết án người không có tội hoặc không kết án người có tội, mà chỉ là vi phạm tố tụng hoặc gây thiệt hại về vật chất cho người tham gia tố tụng thì cũng không coi là trường hợp phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc.

    12