Trường hợp nào nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện pháp luật về đất đai khi chuyển nhượng dự án đầu tư?
Nội dung chính
Trường hợp nào nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện pháp luật về đất đai khi chuyển nhượng dự án đầu tư?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 về chuyển nhượng dự án đầu tư quy định như sau:
Chuyển nhượng dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;
b) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;
c) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
d) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
đ) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
e) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
...
Như vậy, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai khi thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư gắn với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp nào nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện pháp luật về đất đai khi chuyển nhượng dự án đầu tư? (Hình từ Internet)
Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư phải làm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư quy định như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng được kế thừa quyền, nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư chuyển nhượng. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Đối với dự án kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 29 của Luật Đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư khi chuyển nhượng dự án theo quy định tại Điều này và tuân thủ nguyên tắc, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
4. Đối với dự án kinh doanh bất động sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thẩm quyền, thủ tục, điều kiện, hồ sơ cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án kinh doanh bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
...
Theo đó, trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, bao gồm nộp các khoản thuế, phí, hoặc các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư.
Tổ chức tín dụng bảo đảm tài sản là dự án đầu tư có được quyền chuyển nhượng dự án đầu tư đó không?
Căn cứ khoản 1 Điều 49 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm quy định như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm
1. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm tài sản là dự án đầu tư (sau đây gọi là bên nhận bảo đảm) được quyền chuyển nhượng dự án đầu tư đó.
2. Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa quyền, nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư chuyển nhượng theo các điều kiện quy định tại hợp đồng chuyển nhượng dự án và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư giữa bên nhận bảo đảm và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
c) Hợp đồng cho vay hoặc hợp đồng cấp tín dụng hoặc hợp đồng mua bán nợ (nếu có);
d) Hợp đồng hoặc văn bản xác nhận giao dịch bảo đảm (nếu có);
đ) Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp bên nhận bảo đảm, cơ quan thi hành án dân sự bán đấu giá tài sản (nếu có);
e) Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
g) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
h) Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
i) Văn bản xác nhận của bên nhận bảo đảm về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm tài sản là dự án đầu tư (bên nhận bảo đảm) có quyền chuyển nhượng dự án đầu tư.