Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?

Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào? Người đưa ra chứng cứ giả mạo có phải bồi thường thiệt hại không?

Nội dung chính

    Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?

    Theo Điều 21 Nghị định 35/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2020) thì việc trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh được quy định như sau:

    - Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định.

    - Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

    - Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác và phải chịu chi phí giám định nếu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định trưng cầu giám định.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    17
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ