Trong trường hợp nào viên chức bị kéo dài thời hạn nâng lương? Viên chức hiện nay bị xử lý kỷ luật với những hình thức nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Khi nào viên chức bị kéo dài thời hạn nâng lương? Hiện nay viên chức bị xử lý kỷ luật với hình thức nào? Ai là người có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật viên chức?

Nội dung chính

    Khi nào viên chức bị kéo dài thời hạn nâng lương?

    Tại khoản 1 Điều 56 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định về kỷ luật viên chức như sau:

    Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức

    1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

    2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:

    a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

    b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

    ...

    Như vậy, viên chức bị khiển trách thì bị kéo dài thời hạn nâng lương 3 tháng;

    Viên chức bị cảnh cáo thì bị kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng.

    Viên chức bị cách chức thì bị kéo dài thời hạn nâng lương 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

    Khi nào viên chức bị kéo dài thời hạn nâng lương? Hiện nay viên chức bị xử lý kỷ luật với hình thức nào? (Hình từ Internet)

    Hiện nay viên chức bị xử lý kỷ luật với hình thức nào?

    Tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức.

    (1) Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Buộc thôi việc.

    (2) Đối với viên chức quản lý:

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Cách chức.

    - Buộc thôi việc.

    Ngoài các hình thức kỷ luật trên thì viên chức còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Ai là người có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật viên chức?

    Tại Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:

    Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức

    1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

    Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

    2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

    3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

    4. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức.

    Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.

    5. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.

    Như vậy, người có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật được quy định cụ thể như sau:

    - Viên chức quản lý: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật.

    - Viên chức không giữ chức vụ quản lý: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật.

    - Viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử: Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật.

    - Viên chức biệt phái: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật.

    - Viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật: Cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

    - Viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân: Thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.

    53
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ