Trong trường hợp nào mã số thuế sẽ chấm dứt hiệu lực? Cấu trúc mã số thuế được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào? Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như thế nào? Cấu trúc mã số thuế được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trong trường hợp nào mã số thuế  sẽ chấm dứt hiệu lực? 

    Căn cứ Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

    Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
    1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
    b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
    ...

    Như vậy, hiệu lực mã số thuế chấm dứt trong các trường hợp sau:

    [1] Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh

    - Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản

    - Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    - Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất

    [2] Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế

    - Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh

    - Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương

    - Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất

    - Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

    - Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

    - Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng

    - Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí

    Trong trường hợp nào mã số thuế  sẽ chấm dứt hiệu lực? Cấu trúc mã số thuế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

    Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
    ....
    3. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
    a) Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
    b) Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này;
    c) Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
    d) Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
    đ) Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
    ...

    Như vậy, nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:

    - Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;

    - Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019

    - Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;

    - Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;

    - Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

    Cấu trúc mã số thuế được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế như sau:

    Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
    1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
    a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
    b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
    2. Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:
    a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
    b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
    c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.
    ...

    Như vậy, cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:

    - Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác

    - Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác

    60
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ