Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ được quy định như thế nào?

Theo quy định mới nhất thì trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ thực hiện thế nào?

Nội dung chính

    Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ được quy định như thế nào?

    Theo Điều 38 Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020 (Có hiệu lực ngày 01/07/2021) quy định về trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ như sau:

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

    - Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật này.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này.

    - Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tai Điều 3 của Luật này; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. 

    9