Quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?

Quy trình và kỹ năng kiểm sát bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được quy định thế nào? Quy trình rút gọn và quy trình thông thường có khác nhau gì không?

Nội dung chính

    Quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 7 Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục rút gọn như sau:

    Khi kiểm sát bản án phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, ngoài các nội dung kiểm sát thông thường, công chức lưu ý các nội dung sau:

    - Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 322 BLTTDS; thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn mở phiên tòa theo quy định tại Điều 323 BLTTDS.

    - Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 65 BLTTDS.

    - Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo quy định tại khoản 6 Điều 324 BLTTDS.

    - Phiên tòa theo thủ tục rút gọn không có thủ tục tạm ngừng phiên tòa.

    - Thời hạn hoãn phiên tòa không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 233 BLTTDS.

    Như vậy, căn cứ quy định trên thì việc kiểm sát bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục rút gọn sẽ phức tạp hơn so với kiểm sát bản án thông thường (thực hiện thêm một số bước cụ thể như trên).

    15