Khiếu nại về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính thực hiện như thế nào?

Khiếu nại về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính như thế nào? Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính như thế nào?

Nội dung chính

    Khiếu nại về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính như thế nào?

    Khiếu nại về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 248 Luật tố tụng hành chính 2015.

    Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn

    1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Tòa án, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.

    2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn;

    b) Hủy quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

    3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

    Theo đó, khiếu nại về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính được quy định như sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Tòa án, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

    Khiếu nại về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ internet)

    Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính như thế nào?

    Việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 336 Luật tố tụng hành chính 2015.

    Theo đó, việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

    Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính
    Việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Gửi cho ai quyết định lần hai về giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính?

    Người được nhận quyết định lần hai về giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Khoản 4  Điều 335 Luật tố tụng hành chính 2015. Theo đó, việc gửi quyết định lần hai về giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

    Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 333 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

    2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.

    3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:

    a) Nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 334 của Luật này;

    b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;

    c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.

    4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.

    Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

     

    11