Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Phan Thị Hồng Minh
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Tiêu chí phân loại dự án quan trong quốc gia là gì? Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia là gì ?

    Căn cứ Điều 7 Luật Đầu tư công 2019 quy định

    Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
    Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
    1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
    2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
    a) Nhà máy điện hạt nhân;
    b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
    3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
    4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
    5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

    Như vậy, dự án cần đáp ứng một trong các tiêu chí sau để trở thành dự án quan trọng quốc gia:

    - Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên

    - Ảnh hưởng lớn hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

    + Nhà máy điện hạt nhân;

    + Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

    - Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

    - Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

    - Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

     

    Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia là gì? (Hình từ Internet)

    Cơ quan nào có quyền quyết định đầu tư xây dựng dự án quan trọng quốc gia ?

    Theo khoản 1 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019 quy định:

     Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
    1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
    a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
    b) Dự án quan trọng quốc gia.

    Theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư xây dựng dự án quan trọng quốc gia là Quốc hội.

    Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia là gì?

    Căn cứ Điều 19 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:

    Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia

    1. Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:

    a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
    b) Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
    c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
    2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.
    3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
    4. Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Chính phủ trình.
    5. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.

    Như vậy, trình tự, thủ tục quyết định xây dựng dự án quan trọng quốc gia sẽ được thực hiện như sau:

    - Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm:

    + Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.

    + Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

    + Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.

    - Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.

    - Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.

    - Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Chính phủ trình.

    - Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia.

    44
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ