Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia năm 2025

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia năm 2025? Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì?

Nội dung chính

    Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia năm 2025

    Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia năm 2025 được căn cứ tại Điều 43 Luật Đầu tư công 2024 như sau:

    Điều 43. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
    1. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như sau:
    a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
    b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;
    c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này;
    d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
    đ) Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
    2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:
    a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
    b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định dự án;
    c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
    d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
    3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.
    [...]

    Theo đó, Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia năm 2025 được quy định như sau:

    - Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;

    - Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;

    - Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư công 2024;

    - Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;

    - Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.

    Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia năm 2025

    Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia năm 2025 (Hình từ Internet)

    Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì?

    Căn cứ tại Điều 19 Luật Đầu tư công 2024 quy định về điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công 2024 như sau:

    - Phù hợp với chiến lược, phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.

    - Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.

    - Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.

    - Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.

    - Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

    - Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

    + Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;

    + Nhiệm vụ quy hoạch;

    + Dự án đầu tư công khẩn cấp;

    + Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;

    + Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;

    + Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại để chuẩn bị dự án đầu tư.

    Nguyên tắc quản lý đầu tư công là gì?

    Tại Điều 13 Luật Đầu tư công 2024 quy định về nguyên tắc quản lý đầu tư công như sau:

    - Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công.

    - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

    - Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công.

    - Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

    - Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

    saved-content
    unsaved-content
    55