Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông đường sắt được quy định như thế nào?

Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Trường hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, người được giao nhiệm vụ phối hợp với công an, chính quyền địa phương thì cần báo cáo thế nào?

Nội dung chính

    Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông đường sắt được quy định như thế nào? 

    Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông đường sắt đuợc quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung như sau:

    - Trường hợp nạn nhân bị chết có thân nhân đi cùng hoặc là người địa phương hoặc là người của cơ quan, đơn vị ở gần ga, người được giao nhiệm vụ và thân nhân người bị nạn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định của pháp luật;

    - Trường hợp nạn nhân bị chết chưa xác định được tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi phối hợp với cơ quan công an làm xong các thủ tục lập Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn, người được giao nhiệm vụ liên hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn để bàn giao thi thể nạn nhân cho chính quyền địa phương tổ chức chôn cất theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Đường sắt;

    - Trường hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, người được giao nhiệm vụ phối hợp với công an, chính quyền địa phương báo cáo về cơ quan công an cấp tỉnh để giải quyết.

    7