Trên đất trồng lúa việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp như nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Trên đất trồng lúa việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp như nào? Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì?

Nội dung chính

    Trên đất trồng lúa việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp như nào?

    Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 122/2024/NĐ-CP quy định về xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa cụ thể như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:

    + Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;

    + Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;

    + Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;

    + Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 122/2024/NĐ-CP.

    - Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

    - Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều 9 Nghị định 122/2024/NĐ-CP không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

    Trên đất trồng lúa việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp như nào?

    Trên đất trồng lúa việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp như nào? (Hình từ Internet)

    Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì?

    Căn cứ vào khoản 6 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, giải thích về công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
    a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
    b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
    2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
    3. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.
    4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là hình thức chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm; trồng lúa sang trồng cây lâu năm; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
    5. Năng suất cao là năng suất được tính tại thời điểm phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao, đạt tối thiểu bằng năng suất trung bình của 3 năm liền kề trước đó tại vùng dự kiến quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao theo công bố của cơ quan thống kê địa phương. Trường hợp trong 3 năm liền kề có vụ lúa giảm năng suất do thiên tai, dịch bệnh được cấp có thẩm quyền công bố thì lấy kết quả cùng vụ của năm trước đó.
    6. Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.
    ....

    Theo đó, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.

    Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm những gì?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, quy định về nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt như sau:

    Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp
    1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
    2. Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
    a) Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
    b) Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
    c) Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
    d) Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
    3. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.
    4. Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.

    Như vậy, nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm những gì:

    - Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;

    - Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;

    - Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;

    - Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.

    15
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ