Tranh chấp hợp đồng của người Việt Nam ở Trung Quốc thì Tòa án nước nào xét xử thẩm quyền?

Tranh chấp hợp đồng của người Việt Nam ở Trung Quốc thì thuộc thẩm quyền xét xử Tòa án nước nào?

Nội dung chính

    Tranh chấp hợp đồng của người Việt Nam ở Trung Quốc thì thuộc thẩm quyền xét xử Tòa án nước nào?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

    1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
    e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
    Căn cứ Điều 470 Bộ luật trên quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam như sau:
    1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
    a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
    b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
    c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

    Căn cứ Điều 18  quy định về thẩm quyền xét xử như sau:

    1. Để thực hiện Hiệp định này, Toà án của một trong hai Bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu:
    1) Bị đơn có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu tiến hành trình tự tố tụng;
    2) Bị đơn có cơ quan đại diện trên lãnh thổ của Bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu trình tự tố tụng;
    3) Bị đơn đã chấp nhận một cách rõ ràng bằng văn bản về thẩm quyền của Toà án của bên ký kết đó;
    4) Bị đơn tham gia tranh tụng mà không có ý kiến về thẩm quyền của Toà án;
    5) Trong trường hợp tranh chấp về hợp đồng, mà hợp đồng đã được ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết đó hoặc đã hay sẽ được thực hiện ở đó hoặc đối tượng được tranh chấp hiện có trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
    6) Trong trường hợp phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả của hành vi này xảy ra trên lãnh thổ của bên ký kết đó;
    7) Trong trường hợp liên quan đến quy chế nhân thân, đương sự có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
    8) Trong trường hợp liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng, người có nghĩa vụ có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
    9) Trong trường hợp thừa kế, người chết có nơi thường trú hoặc có phần lớn di sản trên lãnh thổ của bên ký kết đó tại thời điểm người này chết;
    10) Bất động sản là đối tượng của vụ tranh chấp nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
    2. Các quy định tại khoản 1 Điều này không được xâm hại đến thẩm quyền xét xử riêng biệt được pháp luật của mỗi Bên ký kết quy định. Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao các quy định liên quan đến thẩm quyền xét xử riêng biệt được pháp luật của nước mình quy định.

    Theo đó, tranh chấp này không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Việt Nam nên bạn cần xem xét luật của Trung Quốc về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Trung Quốc. Nếu thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Trung hoa thì Tòa án Trung hoa sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nếu không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Trung hoa, thì sẽ thuộc thẩm quyền của hai Tóa án, bạn có thể kiện tại một trong hai nơi.

    Trình tự công nhận và thi hành bản án tranh chấp hợp đồng giữa người Việt Nam với công ty ở Trung Quốc

    Căn cứ Điều 19 Hiệp định trên quy định về trình tự công nhận và thi hành như sau:

    - Bên ký kết này sẽ áp dụng pháp luật của nước mình trong việc công nhận và thi hành quyết định của Toà án của Bên ký kết kia.

    - Toà án của Bên ký kết được yêu cầu chỉ cần xác định rằng các điều kiện quy định trong Hiệp định này đã được tuân thủ, mà không xem xét nội dung của quyết định đó.

    16