Trạm thu phí đường bộ là nơi sử dụng vào mục đích gì?
Nội dung chính
Trạm thu phí đường bộ là nơi sử dụng vào mục đích gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 39. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, trạm thu phí đường bộ, công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ
[...]
3. Trạm thu phí đường bộ là nơi thu tiền sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Công trình kiểm soát tải trọng xe được quy định như sau:
a) Công trình kiểm soát tải trọng xe để xác định tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ, bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí xây dựng, lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan chức năng có thẩm quyền, tổ chức được giao quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ sử dụng công trình kiểm soát tải trọng xe để thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ; phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe phải được kết nối, chia sẻ kịp thời với lực lượng Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, trạm thu phí đường bộ, công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; quy định trình tự, thủ tục đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác.
Như vậy, trạm thu phí đường bộ là nơi thu tiền sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Trạm thu phí đường bộ là nơi sử dụng vào mục đích gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị vận hành thu trong hoạt động thu phí đường bộ không để xảy ra các hành vi như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 18 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 18. Trách nhiệm của đơn vị vận hành thu
[...]
7. Không để xảy ra các hành vi sau:
a) Gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ;
b) Can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ;
c) Tổ chức bán vé, soát vé không kịp thời, sách nhiễu đối với người mua vé; không bán đầy đủ hoặc hạn chế, giới hạn thời gian bán các loại vé tháng, vé quý theo quy định; gây cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ tại khu vực trạm thu phí; thu tiền sử dụng đường bộ không đúng quy định;
d) Nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ mà không giao vé hoặc giao vé không đúng chủng loại phương tiện lưu thông qua trạm thu phí; để phương tiện giao thông đường bộ (đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm thu phí;
đ) Không thực hiện việc bảo trì tài sản của trạm thu phí; tự ý tháo dỡ, thanh lý, nhượng bán tài sản của trạm thu phí; không thực hiện việc hiệu chuẩn, kiểm định đối với nhóm thiết bị cần phải thực hiện công tác hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định;
e) Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Back-End không đúng thực tế hoặc can thiệp vào Back-End dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại trạm thu phí.
[...]
Theo đó, đơn vị vận hành thu có trách nhiệm không để xảy ra các hành vi như trên.
Trạm thu phí ngừng hoạt động do bất khả kháng, đơn vị vận hành thu có biện pháp bảo đảm gì?
Căn cứ khoản 8 Điều 18 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 18. Trách nhiệm của đơn vị vận hành thu
[...]
8. Khi trạm thu phí phải ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng, đơn vị vận hành thu phải có biện pháp bảo đảm không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí; đồng thời, phải báo cáo ngay cho đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, đưa trạm thu phí vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc giao thông do nguyên nhân bất khả kháng tại khu vực trạm thu phí, đơn vị vận hành thu phải tiến hành xả trạm và báo cáo ngay cho đơn vị quản lý thu và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp phân luồng giao thông.
9. Có trách nhiệm bố trí người trực, kịp thời huy động lực lượng, sẵn sàng phối hợp khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông để giải quyết tai nạn giao thông và các tình huống đột xuất, bất ngờ về trật tự, an toàn giao thông tại khu vực trạm thu phí.
10. Thực hiện nhiệm vụ đối soát số liệu thu phí giữa lưu lượng phương tiện thực tế lưu thông với lưu lượng phương tiện thực hiện thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.
11. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị quản lý thu trong trường hợp tạm dừng thu, dừng thu do lỗi của đơn vị vận hành thu và các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành thu.
Như vậy, khi trạm thu phí phải ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, sự cố kỹ thuật, mất điện diện rộng…, đơn vị vận hành thu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm như trên.