Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt được xác định cụ thể như thế nào?

Theo như quy định thì việc quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt có những trách nhiệm được xác định cụ thể như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt được xác định cụ thể như thế nào?

    Từ ngày 01/7/2018, Luật Đường sắt 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

    Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt được quy định tại Điều 84 Luật Đường sắt 2017. Cụ thể như sau:

    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

    - Bộ Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về đường sắt.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

    Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi đến bạn một số thông tin về nội dung quản lý nhà nước về đường sắt như sau:

    + Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đường sắt.

    + Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đường sắt.

    + Phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt.

    + Quản lý việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; công bố đóng, mở ga, tuyến đường sắt.

    + Quản lý vốn đầu tư công đầu tư trong lĩnh vực đường sắt; quản lý công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

    + Quản lý hoạt động vận tải đường sắt và hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt.

    + Quản lý việc tổ chức bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động đường sắt; tổ chức quản lý và bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn tàu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.

    + Quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

    + Cấp, cấp lại, công nhận, thu hồi, xóa chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động đường sắt.

    + Tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt.

    + Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động đường sắt.

    + Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường sắt.

    + Quản lý giá, phí và lệ phí trong hoạt động đường sắt.

    + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường sắt.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo tại Luật Đường sắt 2017.

    1