Trách nhiệm của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc quản lý và sử dụng giảng viên kiểm toán nhà nước như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc quản lý và sử dụng giảng viên kiểm toán nhà nước như thế nào?
Trách nhiệm của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc quản lý và sử dụng giảng viên kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 8 Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:
1. Rà soát công chức, viên chức theo tiêu chuẩn giảng viên kiêm chức, tổng hợp danh sách giảng viên kiêm chức; đề xuất điều chỉnh, bổ sung giảng viên kiêm chức báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
2. Căn cứ danh sách giảng viên kiêm chức được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phân chia thành các Tổ chuyên môn và ban hành Quyết định thành lập Tổ chuyên môn trên cơ sở phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước. Mỗi tổ chuyên môn gồm có Tổ trưởng, Tổ phó, thư ký và các thành viên.
3. Căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, xây dựng lịch giảng dạy chi tiết báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và gửi cho các giảng viên được mời giảng để chủ động sắp xếp, bố trí.
4. Bố trí hợp lý giờ giảng cho giảng viên nhằm sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên.
5. Quản lý về mặt chuyên môn và phương pháp sư phạm của đội ngũ giảng viên; theo dõi số giờ giảng dạy của giảng viên; tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để làm cơ sở đánh giá chất lượng công chức, viên chức.
6. Chịu trách nhiệm thẩm định bài giảng của giảng viên trước khi đưa vào giảng dạy,
7. Thông báo kết quả giảng dạy đến đơn vị quản lý trực tiếp giảng viên để phối hợp quản lý, đánh giá công chức, viên chức.
8. Tạo điều kiện cho giảng viên sử dụng trang thiết bị của Trường phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.