Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát triển thị trường xuất khẩu theo Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 là gì?
Nội dung chính
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Tiết b Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Rà soát, đàm phán tháo gỡ khó khăn rào cản kỹ thuật, mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản và ký kết mới các Hiệp định, Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp để tạo thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam vào thị trường các nước như các sản phẩm trái cây vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... và các sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN.
- Lập cơ sở dữ liệu về các biện pháp an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính, công bố để các doanh nghiệp tham khảo; tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu này để các doanh nghiệp chủ động và kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
- Biên soạn, đăng tải các tài liệu, cẩm nang về quy định liên quan tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, SPS, quy định thị trường liên quan đến nông lâm thủy sản xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Niu Di-lân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030? (Hình từ internet)
Bộ Công Thương tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu chống gian lận thương mại trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Tiết a Tiểu mục 3 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Công Thương tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu chống gian lận thương mại trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thúc đẩy tạo thuận lợi hóa thương mại.
- Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng vệ thương mại, xem xét sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực phòng vệ thương mại hoặc nghiên cứu xây dựng Luật Phòng vệ thương mại.
- Nâng cao năng lực cho cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại; tăng cường hiệu quả và cơ chế phối hợp liên ngành trong quá trình xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại; tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về gian lận thương mại, gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Tiết b, c, d, đ và e Tiểu mục 3 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu; hoàn thiện các quy định về công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, hoạt động đánh giá sự phù hợp, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hoạt động chuyển giao công nghệ; xây dựng mô hình quản lý số về cơ sở dữ liệu và truy vết các hoạt động đánh giá sự phù hợp.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng chứng chỉ xanh, bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các thị trường mục tiêu.
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
đ) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác theo dõi, dự báo, đảm bảo an ninh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu; hoàn thiện các quy định về công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, hoạt động đánh giá sự phù hợp, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hoạt động chuyển giao công nghệ; xây dựng mô hình quản lý số về cơ sở dữ liệu và truy vết các hoạt động đánh giá sự phù hợp.