Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội được quy định ra sao?

Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội được quy định ra sao? Trách nhiệm trên được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội được quy định ra sao?

    Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

    Theo đó, trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

     Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm:

    - Hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội; tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp và cộng tác viên làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội; quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội của cơ sở và các quy định khác tại Nghị định này.

    - Quy hoạch, phát triển mạng lưới và xây dựng mô hình điểm cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho viên chức và cộng tác viên của cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Kiểm tra, thanh tra hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội.

    17