Tội làm và buôn bán vé giả sẽ bị xử lý như thế nào, và hình phạt cụ thể cho tội danh này là gì?

Theo Bộ Luật hình sự 2015, hành vi làm và buôn bán vé giả sẽ bị xử lý như thế nào, và hình phạt cụ thể cho tội danh này là gì? Dấu hiệu pháp lý là gì?

Nội dung chính

     Tội làm và buôn bán vé giả sẽ bị xử lý như thế nào, và hình phạt cụ thể cho tội danh này là gì?

    Theo quy định tại Điều 202 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

    1. Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đến dưới 30.000 đơn vị;
    b) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    d) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên;
    d) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên;
    đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
    e) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    - Giải thích: Làm vé giả được hiểu là hành vi in, vẽ hoặc bằng mọi cách khác để tạo ra tem giá. Buôn bán vé giả được hiểu là hành vi dùng tiền, tài sản để trao đổi lấy vé giả hoặc ngược lại nhằm bán lại thu lợi bất chính.

    - Dấu hiệu pháp lý của tội làm, buốn bán vé giả đó là:

    Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về phát hành và sử dụng các loại vé.

    Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi làm, buôn bán vé giả. Về yếu tố định lượng: Vé giả phải có số lượng lớn (theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền) hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi làm vé giả hoặc đã bị kết án về tội làm vé giả nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đây là dấu hiệu cấu thành bắt buộc.

    Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    - Hình phạt áp dụng của tội làm, buôn bán vé giả:

    Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn về hình phạt tội làm, buôn bán vé giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

    Trân trọng! 

    4