Toàn văn Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân
Nội dung chính
Toàn văn Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân
Ngày 29/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt bam ban hành Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân
>> Thông tư 01 2025 TT NHNN: Tại đây
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-NHNN:
Theo đó, việc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc sau:
(1) Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lần đầu phải do Trưởng ban trù bị ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trường ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập quỹ tín dụng nhân dân ... (tên quỹ tín dụng nhân dân) đề nghị cấp phép".
(2) Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền ký (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp). Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
(3) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép, cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc của quỹ tín dụng nhân dân được lập 01 bộ bằng tiếng Việt.
(4) Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, quỹ tín dụng nhân dân nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
(5)Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.
(6) Hồ sơ cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép được nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước Khu vực.
>> Xem chi tiết tại: Thông tư 01 2025 TT NHNN
Trên đây là Toàn văn Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân
Toàn văn Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân (Hình từ Internet)
Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 162/2024/NĐ-CP:
Điều kiện đối với thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân
(1) Đối với cá nhân:
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này;
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích;
- Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Đối với hộ gia đình:
- Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình;
- Các thành viên của hộ gia đình phải cử một thành viên của hộ gia đình làm người đại diện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 162/2024/NĐ-CP.
(3) Đối với pháp nhân:
- Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
- Người đại diện của pháp nhân tham gia thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc cá nhân được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền tham gia.