Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai theo quy định pháp luật?

Nếu muốn khởi kiện tại tòa án thì tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai theo quy định pháp luật?

Nội dung chính

    Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai theo quy định pháp luật?

    Bạn có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện.Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
    1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
    b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
    c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
    2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
    a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
    b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
    c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
    d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
    3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
    4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam..”

    Đồng thời, tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:

    1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
    b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
    c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
    2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện."

    Như vây, việc xác định Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp quận (huyện). Bạn có quyền lựa chọn hình thức để giải quyết và nếu muốn khởi kiện thì phải khởi kiện tại cấp tòa án quận (huyện) theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    8