Tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Tài liệu quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về mức phạt hành chính đối với hành vi tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư
    2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định;
    b) Không ghi trong hợp đồng thông tin về tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hoặc phần diện tích khác của nhà chung cư;
    c) Không gửi hoặc chậm gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư dưới hình thức có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn nơi có nhà ở mua bán, thuê mua;
    d) Không đóng tài khoản kinh phí bảo trì đã lập sau khi bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư;
    đ) Không công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định;
    e) Không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì và lãi suất tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định;
    g) Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không đủ điều kiện, năng lực theo quy định;

    h) Bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định.

    ...

    Như vậy, chủ đầu tư sẽ bị phạt hành chính từ 160.000.000 đến 200.000.000 đồng đối với hành vi tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định.

    Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hình thức xử phạt và mức phạt đối với cá nhân và tổ chức như sau:

    Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
    ...
    2. Hình thức xử phạt bổ sung:
    ...

    c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    ...

    Như vậy, mức phạt hành chính cho hành vi này sẽ từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng cho tô chức, 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng cho cá nhân.

    Tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

    Tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

    Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như thế nào?

    Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định tại Điều 37 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD như sau:

    Sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
    1. Ban quản trị phải thông báo công khai tại Hội nghị nhà chung cư thông tin về tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đã lập, không được thay đổi tài khoản này và định kỳ 06 tháng một lần thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi tiêu tiền gửi kinh phí bảo trì (nếu có). Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải theo đúng quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và phải có sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định để theo dõi, quản lý.
    2. Đối với trường hợp phải lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 của Quy chế này thì Ban quản trị cùng với chủ đầu tư thống nhất phân chia tỷ lệ kinh phí dùng để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà và kinh phí dùng để bảo trì phần sở hữu chung của khu căn hộ.
    Khi cần bảo trì phần sở hữu chung của khu căn hộ thì Ban quản trị chỉ được sử dụng kinh phí trong số kinh phí đã thống nhất phân chia để bảo trì; trong trường hợp sử dụng hết số kinh phí này thì các chủ sở hữu khu căn hộ có trách nhiệm cùng đóng góp. Đối với phần kinh phí đã phân chia để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì chỉ được dùng để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà; trong trường hợp sử dụng hết số kinh phí này thì chủ sở hữu khu căn hộ và chủ sở hữu khu chức năng kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm cùng đóng góp. Chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư có thể thống nhất lập 02 tài khoản khác nhau để quản lý 02 khoản kinh phí quy định tại khoản này.
    3. Tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản của bên thực hiện bảo trì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán của Ban quản trị. Hồ sơ đề nghị chuyển tiền bao gồm các giấy tờ sau đây:
    a) Văn bản đề nghị của Ban quản trị, trong đó nêu rõ lý do đề nghị chuyển tiền và số tiền cần chuyển cho bên thực hiện bảo trì;
    b) Biên bản cuộc họp Ban quản trị về nội dung rút kinh phí bảo trì;
    c) Kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua; trường hợp bảo trì đột xuất thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 33 của Quy chế này;
    d) Hợp đồng bảo trì ký với cá nhân, đơn vị có năng lực bảo trì theo quy định tương ứng với các công việc bảo trì.
    4. Việc thanh toán tiền cho các công việc bảo trì bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt cho đơn vị bảo trì được thực hiện theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư.
    5. Trường hợp phát sinh công việc bảo trì đột xuất mà được phép chi theo quy chế thu, chi tài chính thì Ban quản trị có văn bản đề nghị chuyển tiền kèm theo biên bản họp Ban quản trị về nội dung rút tiền và hợp đồng bảo trì đã ký gửi tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì; căn cứ vào hồ sơ đề nghị, tổ chức tín dụng có trách nhiệm chuyển tiền cho bên thực hiện bảo trì trong thời hạn 03 ngày làm việc; việc chuyển tiền qua tài khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
    6. Đối với việc bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định sau đây:
    a) Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của cả cụm nhà chung cư thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của từng tòa nhà trong cụm để bảo trì;
    b) Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của một số tòa nhà trong cụm thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà có liên quan để bảo trì;
    c) Việc rút kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

    Như vậy, ban quản trị phải công khai thông tin về tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì tại Hội nghị nhà chung cư và định kỳ 6 tháng một lần trên bảng tin về các khoản chi tiêu.

    Việc sử dụng kinh phí phải tuân theo Luật Nhà ở và có sổ sách, hóa đơn chứng từ để quản lý.

    Quản lý và sử dụng kinh phí: Ban quản trị và chủ đầu tư cần thống nhất tỷ lệ kinh phí cho bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà và khu căn hộ.

    Kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng trong phạm vi đã thống nhất, và nếu hết kinh phí, các chủ sở hữu phải cùng đóng góp. Chủ đầu tư và Ban quản trị có thể lập 2 tài khoản khác nhau để quản lý hai khoản này.

    Chuyển tiền và thanh toán: Tổ chức tín dụng quản lý tài khoản có trách nhiệm chuyển tiền cho bên thực hiện bảo trì trong vòng 3 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ đề nghị từ Ban quản trị, bao gồm văn bản đề nghị, biên bản họp, kế hoạch bảo trì và hợp đồng bảo trì.

    Việc thanh toán được thực hiện theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư và phải tuân theo quy định nếu có công việc bảo trì đột xuất.

    Tài liệu quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung bao gồm các nội dung gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD về nội dung trong tài liệu quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư bao gồm:

    - Biên bản kiểm đếm: Bao gồm biên bản nhận bàn giao hồ sơ nhà chung cư và biên bản xác định các phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung, theo quy định tại khoản 2 Điều 142 Luật Nhà ở 2023.

    - Biên bản xác định kinh phí: Ghi rõ tổng số kinh phí bảo trì đã thu theo quy định pháp luật, bao gồm số tiền từ người mua, thuê mua và số tiền chủ đầu tư phải bàn giao. Cũng cần nêu tên, số tài khoản, và nơi mở tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang quản lý.

    - Bảng kê công việc bảo trì:

    + Liệt kê các công việc bảo trì phần sở hữu chung theo quy trình đã lập, kèm hóa đơn chứng minh số tiền đã thanh toán cho đơn vị bảo trì và số liệu kinh phí bảo trì còn lại sau khi trừ đi chi phí bảo trì đã thực hiện.

    + Đối với các công việc trong thời gian bảo hành theo Luật Nhà ở, chủ đầu tư không được khấu trừ số tiền này vào kinh phí bảo trì chuyển giao cho Ban quản trị.

    21