Thuế đối ứng 46% là gì? Thuế đối ứng 46% với Việt Nam có hiệu lực khi nào?
Nội dung chính
Thuế đối ứng 46% với Việt Nam có hiệu lực khi nào?
Thuế đối ứng (tiếng Anh: Reciprocal tariff) là một loại thuế xuất nhập khẩu được áp dụng dựa trên nguyên tắc "có đi có lại" giữa các quốc gia.
Thuế đối ứng là mức thuế mà một quốc gia áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu từ một nước khác, tương ứng với mức thuế mà quốc gia đó đã áp đặt đối với hàng hóa của mình.
Dự kiến 11h01 trưa ngày 09/04/2025 theo giờ Việt Nam, mức thuế đối ứng của Mỹ áp dụng với loạt quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức có hiệu lực.
Thuế đối ứng 46% là gì?
Thuế đối ứng, hay còn gọi là thuế quan có đi có lại (reciprocal tariffs), là một loại thuế nhập khẩu mà một quốc gia áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác. Mức thuế này thường tương ứng với mức thuế mà quốc gia kia đang áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đầu tiên.
Mục tiêu của thuế đối ứng là:
- Đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế: Giúp cân bằng lợi ích giữa các quốc gia trong giao thương.
- Bảo vệ ngành sản xuất nội địa: Giảm thiểu tác động tiêu cực từ hàng hóa nhập khẩu.
Ngày 2/4/2025 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại. Trong đó áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).
=> Thuế đối ứng 46% là một mức thuế nhập khẩu đặc biệt mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Thuế đối ứng 46% là gì? Thuế đối ứng 46% với Việt Nam có hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế không?
Căn cứ Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 quy định giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế:
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
1. Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Người nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện phương thức giao dịch khác.
3. Cơ quan quản lý thuế khi tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử phải xác nhận việc hoàn thành giao dịch điện tử của người nộp thuế, bảo đảm quyền của người nộp thuế quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người nộp thuế phải thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý thuế nêu tại thông báo, quyết định, văn bản điện tử như đối với thông báo, quyết định, văn bản bằng giấy của cơ quan quản lý thuế.
5. Chứng từ điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử phải được ký điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
...
Theo quy định trên, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định.