Đã có kết quả đàm phán thuế với Mỹ của Việt Nam chưa? Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên Việt Nam chính thức bao nhiêu?
Nội dung chính
Đã có kết quả đàm phán thuế với Mỹ của Việt Nam chưa? Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên Việt Nam chính thức bao nhiêu?
Đã có kết quả đàm phán thuế với Mỹ của Việt Nam chưa? Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên Việt Nam có hiệu lực chưa? Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn có tác động lớn đến nền kinh tế chung của Việt Nam. Liệu thỏa thuận có được ký kết trước khi thuế chính thức có hiệu lực? Đã có kết quả đàm phán thuế với Mỹ của Việt Nam chưa? Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên Việt Nam có hiệu lực chưa? Đây là câu hỏi mà các bên liên quan vẫn đang chờ đợi câu trả lời từ chính phủ và phía Mỹ.
Tính đến ngày 9/4/2025, kết quả đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ về việc áp dụng mức thuế đối ứng của Mỹ vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Mỹ.
Trước tình hình áp dụng thuế mới của Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chính sách thuế quan mới, với mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, có hiệu lực từ ngày 5/4/2025. Đặc biệt, Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam với mức thuế 46%, dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/4/2025. Đây là một quyết định gây lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, vì thuế đối ứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Trong bối cảnh này, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề nghị Mỹ hoãn áp dụng mức thuế đối ứng ít nhất 45 ngày để tạo điều kiện cho hai bên đàm phán và tìm kiếm một giải pháp thương mại công bằng, đảm bảo lợi ích cho cả hai quốc gia. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã thông báo về việc đề nghị này và kêu gọi Mỹ xem xét tạm hoãn áp thuế từ 1 đến 3 tháng để có thời gian đàm phán.
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia không có động thái trả đũa các biện pháp thương mại của Mỹ. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức và mức thuế trong thời gian tạm hoãn sẽ được giảm xuống còn 10%.
Theo ông Trump, các quốc gia này đã chủ động làm việc với các cơ quan như Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) để tìm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến thương mại, rào cản thuế quan, thao túng tiền tệ và các biện pháp phi thuế quan. Do đó, Mỹ tạm dừng áp thuế để tạo điều kiện đàm phán.
Như vậy, tính đến ngày hôm nay, việc áp thuế 46% của Mỹ lên Việt Nam đag bị tạm hoãn 90 ngày để tiếp tục đàm phán.
Vì vậy, câu hỏi "Đã có kết quả đàm phán thuế với Mỹ của Việt Nam chưa? Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên Việt Nam có hiệu lực chưa?" vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát từ cả hai bên. Các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục diễn ra, và hi vọng rằng trong thời gian tới, một thỏa thuận hợp lý sẽ được đạt được để đảm bảo quyền lợi cho cả hai quốc gia. Tuy nhiên, cho đến khi có thông báo chính thức, câu hỏi "Đã có kết quả đàm phán thuế với Mỹ của Việt Nam chưa? Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên Việt Nam có hiệu lực chưa?" vẫn là vấn đề đang được theo dõi sát sao.
Đã có kết quả đàm phán thuế với Mỹ của Việt Nam chưa? Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên Việt Nam chính thức bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế như sau:
- Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
- Người nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện phương thức giao dịch khác.
- Cơ quan quản lý thuế khi tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử phải xác nhận việc hoàn thành giao dịch điện tử của người nộp thuế, bảo đảm quyền của người nộp thuế quy định tại Điều 16 của Luật này.
- Người nộp thuế phải thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý thuế nêu tại thông báo, quyết định, văn bản điện tử như đối với thông báo, quyết định, văn bản bằng giấy của cơ quan quản lý thuế.
- Chứng từ điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử phải được ký điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin điện tử với cơ quan quản lý thuế thì phải sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan quản lý thuế; sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan quản lý thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế và không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy.
- Cơ quan quản lý thuế tổ chức hệ thống thông tin điện tử có trách nhiệm sau đây:
+ Hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, ngân hàng và các tổ chức liên quan thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;
+ Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhận và xử lý dữ liệu thuế điện tử bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật và liên tục;
+ Xây dựng hệ thống kết nối thông tin, cung cấp thông tin về số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước, thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo quy định;
+ Cập nhật, quản lý, cung cấp các thông tin đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế; xác thực giao dịch điện tử của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước để thực hiện quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước;
+ Tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử;
+ Trường hợp chứng từ điện tử của người nộp thuế đã được lưu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế phải thực hiện khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệ thống, không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế bằng giấy.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hồ sơ, thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.