Thị trấn Long Bình An Giang thành gì sau sáp nhập xã 2025?

Thị trấn Long Bình An Giang thành gì sau sáp nhập xã 2025? Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Nội dung chính

    Thị trấn Long Bình An Giang thành gì sau sáp nhập xã 2025?

    Căn cứ vào khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 1654/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang, theo đó thị trấn Long Bình được sắp xếp như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang
    Trên cơ sở Đề án số 395/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang như sau:
    1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn An Phú, xã Vĩnh Hội Đông, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Hội và xã Phước Hưng thành xã mới có tên gọi là xã An Phú.
    2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Đa Phước, xã Vĩnh Trường và xã Vĩnh Hậu thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Hậu.
    3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quốc Thái, xã Nhơn Hội, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phước Hưng và phần còn lại của xã Phú Hội sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Nhơn Hội.
    4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Long Bình, xã Khánh An và xã Khánh Bình thành xã mới có tên gọi là xã Khánh Bình.
    5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Hữu, xã Vĩnh Lộc và phần còn lại của xã Phước Hưng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Phú Hữu.
    6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân An và xã Tân Thạnh (thị xã Tân Châu), xã Long An thành xã mới có tên gọi là xã Tân An.
    7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phú Vĩnh, Lê Chánh và Châu Phong thành xã mới có tên gọi là xã Châu Phong.
    8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Vĩnh Hòa (thị xã Tân Châu), Phú Lộc và Vĩnh Xương thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Xương.
    9. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Phú Mỹ và các xã Tân Hòa (huyện Phú Tân), Tân Trung, Phú Hưng thành xã mới có tên gọi là xã Phú Tân.
    10. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phú Thọ, Phú Xuân và Phú An thành xã mới có tên gọi là xã Phú An.
    [...]

    Theo đó, thị trấn Long Bình sẽ sáp nhập với xã Khánh An và xã Khánh Bình thành xã mới có tên gọi là xã Khánh Bình.

    Thị trấn Long Bình An Giang thành gì sau sáp nhập xã 2025?

    Thị trấn Long Bình thành gì sau sáp nhập xã 2025? (Hình từ Internet)

    Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo nguyên tắc gì?

    Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 151/2025/NĐ-CP thì nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai gồm:

    (1) Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức Chính phủ 2025Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

    (2) Bảo đảm phân quyền nhiệm vụ, phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

    (3) Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

    (4) Bảo đảm phân định rõ thẩm quyền giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; phân định rõ thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.

    (5) Bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ; bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

    (6) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật.

    (7) Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    (8) Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.

    Chuyên viên pháp lý Võ Trung Hiếu
    saved-content
    unsaved-content
    1