Theo quy định mới được bạn hành trong các trường hợp nào tiến hành miễn nhiệm giám định viên tư pháp?
Nội dung chính
Theo quy định mới được bạn hành trong các trường hợp nào tiến hành miễn nhiệm giám định viên tư pháp?
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 1 Luật giám định tư pháp sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì các trong các trường hợp sau đây miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
- Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
- Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.