Theo quy định của pháp luật Việt Nam, làm sao rút được sổ tiết kiệm 2 tỷ đồng của bà nội đã qua đời?

Cho tôi hỏi thủ tục để rút tiền trong sổ tiết kiệm? Theo quy định của pháp luật Việt Nam, làm sao rút được sổ tiết kiệm 2 tỷ đồng của bà nội đã qua đời?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, làm sao rút được sổ tiết kiệm 2 tỷ đồng của bà nội đã qua đời?

    Điều 656 Bộ Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định việc phân chia di sản được thực hiện như sau:

    - Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

    + Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

    + Cách thức phân chia di sản.

    - Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

    + Như vậy, tất cả những người thừa kế cần lập văn bản để thỏa thuận về cách thức phân chia, văn bản có thể được công chứng hoặc chứng thực. Sau khi có văn bản có đầy đủ chữ ký, tất cả các thành viên sẽ ủy quyền cho một người đứng ra làm thủ tục rút số tiền ra để phân chia bình thường.

    - Việc phân chia được tuân thủ theo quy định tại điều 651 Luật dân sự năm 2015:

    - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

    Đối với căn nhà là tài sản chung của ông bà nên ½ căn nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của ông và ½ căn nhà thuộc quyền sở hữu của bà. Đối với ½ căn nhà thuộc quyền sở hữu của bà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, theo đó phần của bà sẽ được chia làm 4 phần cho ông và 3 người con của bà.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    27
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ