Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hình thức hành nghề của đấu giá viên bao gồm những gì?

Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và có thắc mắc sau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hình thức hành nghề của đấu giá viên bao gồm những gì? Văn bản nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hình thức hành nghề của đấu giá viên bao gồm những gì?

    Các hình thức hành nghề của đấu giá viên được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật đấu giá tài sản 2016, theo đó:

    1. Đấu giá viên hành nghề theo các hình thức sau đây:
    a) Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
    b) Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản;
    c) Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
    2. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.
    3. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    4. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.

    Trên đây là nội dung về các hình thức hành nghề của đấu giá viên. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Luật đấu giá tài sản 2016.

    11