Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình được quy định như thế nào?

Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình được quy định như thế nào?

    Theo thông tin bạn cung cấp, 400m2 đất thổ cư của bạn được cấp năm 1999, cấp riêng cho bạn, sau đó, bạn lập gia đình. Năm 2016, nhà nước có chủ trương cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nên đổi lại, sau khi cấp lại thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cấp cho hộ gia đình như vậy, đây được xem là tài sản chung của cả hộ gia đình, không phải là tài sản riêng của bạn.

    Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 quy định Sở hữu chung:

    Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

    Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

    Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

    Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định về định đoạt tài sản chung:

    1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
    2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
    3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
    Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
    4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

    Theo quy định trên, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình là những người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, phải xác định năm 2016 trong sổ hộ khẩu gia đình của nhà bạn có mấy nhân khẩu, thì khi thế chấp quyền sử dụng đất phải được sự đồng ý của các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình trong năm 2016. 

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    56
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ