Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng vốn đầu tư công khi dự án hoàn thành được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng vốn đầu tư công khi dự án hoàn thành được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 43 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng, như sau:
- Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư, số tiền đã thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để xác định rõ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo đúng đối tượng.
- Xem xét kiến nghị phương án xử lý đối với các khoản thu phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp, số dư tiền gửi, tiền mặt tại quỹ để kiến nghị biện pháp xử lý.
- Kiểm tra xác định giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng:
+ Kiểm tra giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng theo sổ kế toán, đối chiếu với số liệu kiểm kê thực tế.
+ Xem xét, kiến nghị phương án xử lý của chủ đầu tư đối với giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng.
+ Căn cứ biên bản kiểm kê tài sản, sổ kế toán, biên bản đánh giá lại tài sản (trường hợp phải đánh giá lại) tính đến ngày lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, xác định số lượng, nguyên giá tài sản, giá trị đã hao mòn (khấu hao) và giá trị còn lại của tài sản cố định để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định trong trường hợp dự án do chủ đầu tư, ban quản lý dự án quản lý một dự án thực hiện quản lý.
Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng vốn đầu tư công khi dự án hoàn thành được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công đối với dự án quy hoạch, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu vốn đầu tư công dự án hoàn thành như thế nào?
Theo Điều 44 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công đối với dự án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu:
- Thẩm tra hồ sơ pháp lý của dự án.
- Thẩm tra vốn đầu tư thực hiện.
- Thẩm tra chi phí đầu tư thực hiện chi tiết từng khoản chi phí so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước. Trường hợp chi phí thực hiện theo hợp đồng, việc thẩm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 40 Nghị định này.
- Thẩm tra công nợ của dự án.
- Thẩm tra các khoản chi phí không hình thành tài sản để trình cấp có thẩm quyền cho phép không tính vào giá trị tài sản.
- Thẩm tra số lượng, giá trị tài sản hình thành sau đầu tư (nếu có).
- Việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đối với kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có).
- Nhận xét, đánh giá, kiến nghị.
Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành bao gồm?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, theo đó:
- Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán lập hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sau khi đã thẩm tra xong quyết toán. Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán gồm:
+Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán.
+ Dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán (dự án, dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, công trình, hạng mục công trình).
+ Hồ sơ khác khi người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán yêu cầu.
- Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành gồm các nội dung chính sau:
+ Khái quát toàn bộ dự án, những vấn đề đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.
+ Tóm tắt kết quả thẩm tra theo đúng trình tự thẩm tra quy định tại Nghị định này.
+ Kiến nghị giá trị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
+ Kiến nghị giải quyết các tồn tại về vốn đầu tư, tài sản và công nợ sau khi quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
- Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị: chủ đầu tư, cơ quan nhận tài sản, cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư, cơ quan kiểm soát, thanh toán (hoặc cơ quan được ủy quyền kiểm soát, thanh toán đối với dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, dự án đầu tư công tuyệt mật của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công).