Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về quy định cạnh tranh khác thuộc về cơ quan nào?
Nội dung chính
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về quy định cạnh tranh khác thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác được quy định tại Điều 28 Nghị định 75/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/12/2019) cụ thể như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cạnh tranh đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm g khoản 3 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.
Chánh thanh tra Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b; điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm g và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.
Đối với hành vi quy định tại Điều 25 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.