Tập trung giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa trong quy hoạch, quản lý và khai thác nguồn tài nguyên quốc gia mục tiêu 2030?
Nội dung chính
Tập trung giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa trong quy hoạch, quản lý và khai thác nguồn tài nguyên quốc gia?
Căn cứ Tiểu mục 4 Mục I Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025 quy định như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
[...]
4. Đến năm 2030, phấn đấu đạt một số mục tiêu cụ thể sau:
[...]
b) Về quản lý tài nguyên
- Tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng: hoàn thành 85% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ[5]; tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản (từ 1:500.000 và điều tra tỷ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm[6].
- Quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia, trong đó tập trung: kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước; nâng cao hiệu quả, năng lực khai thác, sử dụng nước và giảm tối đa thất thoát nước trong hệ thống các công trình thủy lợi; giảm tỷ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%[7]; khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là các vùng Nam Trung Độ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các đảo. Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa[8].
[...]
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 về quy hoạch, quản lý và khai thác tài nguyên quốc gia được xác định như sau:
- Khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững, đảm bảo tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
- Kiểm soát cơ bản 90% hoạt động khai thác, sử dụng nước, giảm tỷ lệ thất thoát nước cấp xuống còn 10%, nâng cao hiệu quả hệ thống thủy lợi.
- Khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước ở các khu vực khan hiếm nguồn nước như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các đảo.
- Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội.
Như vậy, việc quy hoạch và quản lý tài nguyên đến năm 2030 đặt mục tiêu vừa khai thác hiệu quả, vừa bảo vệ bền vững, trong đó giữ vững 3,5 triệu ha đất trồng lúa là một trọng tâm nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
Tập trung giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa trong quy hoạch, quản lý và khai thác nguồn tài nguyên quốc gia mục tiêu 2030? (Hình từ Internet)
Xây nhà ở trên đất trồng lúa có bị phạt hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 31. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.
5. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích. Đất trồng lúa là đất trồng cây hằng năm dùng để trồng lúa, còn xây nhà phải sử dụng đất thổ cư (loại đất ở).
Như vậy, hành vi xây nhà ở trên đất trồng lúa là không tuân thủ nghĩa vụ về pháp luật đất đai nên sẽ bị phạt.
Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:
a) Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
[...]
Như vậy, đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính.
Đất trồng lúa là đất trồng cây hằng năm và thuộc nhóm đất nông nghiệp.