Tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm những gì?

Tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm những gì?

    Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 25/2024/TT-BTNMT về việc quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2024/TT-BTNMT, tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm:

    (1) Bản đồ địa chính mới nhất dạng số (hoặc dạng giấy đối với những khu vực không có bản đồ địa chính dạng số) và các loại tài liệu đo đạc khác (bản đồ giải thửa, sơ đồ, trích đo bản đồ địa chính, bản vẽ hoàn công tài sản gắn liền với đất) đã sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (dạng số) của kỳ kiểm kê đất đai gần nhất đối với khu vực không có bản đồ địa chính;

    (2) Bản lưu, bản sao Giấy chứng nhận từ bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định về hồ sơ địa chính (sau đây gọi là bản sao Giấy chứng nhận); sổ mục kê đất đai; sổ địa chính; sổ cấp Giấy chứng nhận;

    (3) Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;

    (4) Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

    Tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm những gì?

    Tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

    Cơ sở dữ liệu địa chính là một bộ phận của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai?

    Khoản 1 Điều 165 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
    1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai bao gồm các thành phần sau đây:
    a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
    b) Cơ sở dữ liệu địa chính;
    c) Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
    d) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
    đ) Cơ sở dữ liệu giá đất;
    e) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
    g) Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
    h) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
    ...

    Căn cứ quy định này, cơ sở dữ liệu địa chính là một trong những thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gì trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2024, trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường có những trách nhiệm như sau:

    (1) Tổ chức xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương và xây dựng phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai bảo đảm đến năm 2025 đưa Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai vào vận hành, khai thác;

    (2) Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương;

    (3) Xây dựng, cập nhật dữ liệu đất đai cấp vùng, cả nước và cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai ở trung ương;

    (4) Tích hợp, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên phạm vi cả nước;

    (5) Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành, địa phương và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

    (6) Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai.

    Thông tư 25/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2025.

    35