Tải Hướng dẫn 31 HD BTCTW về thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập
Nội dung chính
Tải Hướng dẫn 31 HD BTCTW về thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập
Ngày 23/4/2025, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.
Hướng dẫn 31 HD BTCTW về thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập
File Hướng dẫn 31 HD BTCTW: Tại đây
Việc thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập được hướng dẫn như thế nào?
Căn cứ theo Hướng dẫn 31-HD/BTCTW, việc thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập được quy định như sau:
- Tỉnh, thành ủy nơi được xác định là trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau hợp nhất chủ trì , phối hợp chặ t chẽ với các tỉnh uỷ, thành uỷ (đã được Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương sáp nhập) xây dựng Đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các đảng bộ cấp tỉnh trước khi sắp xếp (Lưu ý: Nội dung của đề án cần bám sát Điều lệ Đảng, các quan điểm, nguyên tắc, chỉ đạo của Trung ương, rõ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc, các tổ chức đảng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc …, quy trình thực hiện xây dựng đề án bảo đảm nguyên tắc, quy định); hoàn thành Đề án và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6/2025.
- Trên cơ sở đề án được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thành lập đảng bộ và chỉ định cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, bí thư, các phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh phân công, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy theo thẩm quyền và trên cơ sở biên chế hiện có; kiện toàn các đảng bộ, các cấp ủy trực thuộc theo quy định; hoàn thành trước ngày 15/9/2025.
- Ban Tổ chức Trung ương thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).
- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do Trung ương quy định.
- Sau khi Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập các đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, cấp ủy cấp tỉnh quyết định kết thúc đảng bộ cấp huyện, cấp xã (cũ); thành lập đảng bộ cấp xã mới sau sáp nhập là đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy, các tỉnh, thành ủy cần thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng, nghị quyết của Trung ương, các kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Xem toàn văn: Hướng dẫn 31 HD BTCTW
Trên đây là thông tin về Hướng dẫn 31 HD BTCTW về thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập
Tải Hướng dẫn 31 HD BTCTW về thành lập tổ chức Đảng sau sáp nhập (Hình từ Internet)
Đảng viên có những quyền nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
Đảng viên có các quyền sau
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.