Mẫu liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân cần làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng

Mẫu liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân cần làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng. 4 nhiệm vụ của đảng viên hiện nay là gì?

Nội dung chính

    Mẫu liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân cần làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng

    Tham khảo mẫu liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân cần làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng dưới đây:

    Tải về đầy đủ mẫu liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân cần làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng

    BÀI THU HOẠCH

    Liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân

    để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng

    Họ và tên:

    Đơn vị:

    Chức vụ (nếu có):

    Ngày viết:

    NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH

    Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Từ khi ra đời vào ngày 3/2/1930 đến nay, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên những thắng lợi vĩ đại: giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng. Truyền thống vẻ vang ấy là kết tinh của lòng yêu nước, tinh thần hy sinh, ý chí kiên cường, bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thời thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân.

    ...

    Mẫu liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân cần làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng

    Mẫu liên hệ thực tế và trách nhiệm bản thân cần làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng (Hình từ Internet)

    4 nhiệm vụ của đảng viên hiện nay là gì?

    Theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Đảng viên có nhiệm vụ như sau:

    - Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

    - Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

    - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    - Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

    Đảng viên có các quyền nào?

    Theo Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Đảng viên có các quyền sau:

    Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

    Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

    Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

    Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

    Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

    Tính tuổi đảng của đảng viên như thế nào?

    Theo Mục 4 Quy định 232-QĐ/TW 2025, tính tuổi đảng của đảng viên như sau:

    Đảng viên được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng.

    Thời gian không tham gia sinh hoạt đảng là: Thời gian bị khai trừ (kể cả khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II), thời gian bị xoá tên, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng.

    Đảng viên kết nạp lại được công nhận chính thức thì tuổi đảng tính từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp lần đầu đối với đảng viên đó, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng (trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư xem xét, quyết định).

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Thùy Dương
    saved-content
    unsaved-content
    164