Tải File Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non? Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non file PDF

Tải File Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non? Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non file PDF? Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non? Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non là gì?

Nội dung chính

    Tải File Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non? Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non file PDF

    Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020. Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 3 năm 2021.

    >>> Tải File Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non file PDF: Tải về

    >>> Xem chi tiết Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non.

    Theo đó, Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có phạm vị điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

    - Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức trường mầm non; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tài chính, tài sản; giáo viên và nhân viên; trẻ em; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

    - Áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non); tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.

    Tải File Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non? Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non file PDF

    Tải File Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non? Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non file PDF (Hình từ Internet)

    Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non được quy định theo Thông tư 52 Điều lệ trường mầm non thế nào?

    Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non như sau:

    - Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

    - Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    - Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    - Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

    - Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

    - Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.

    - Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

    - Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    - Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

    - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non là gì?

    Tại Điều 27 Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non như sau:

    - Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

    - Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

    - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.

    - Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

    - Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    - Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    240