Tải file Quyết định 901 QĐ BXD 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ

Tải file Quyết định 901 QĐ BXD 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ

Nội dung chính

    Tải file Quyết định 901 QĐ BXD 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ

    Ngày 24/6/2025, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 901/QĐ-BXD năm 2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực
    đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

    >> Tải về File Quyết định 901 QĐ BXD 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ

    Theo đó, công bố kèm theo Quyết định 901/QĐ-BXD năm 2025 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

    Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng trong lĩnh vực đường bộ, gồm:

    - Chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác.

    - Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác.

    - Cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.

    *Trên đây là thông tin về "Tải file Quyết định 901 QĐ BXD 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ"

    Tải file Quyết định 901 QĐ BXD 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ

    Tải file Quyết định 901 QĐ BXD 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ (Hình từ Internet)

    Thủ tục chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác theo Quyết định 901 ra sao?

    Căn cứ tại Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 901/QĐ-BXD năm 2025 quy định trình tự và cách thức thực hiện thủ tục chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác như sau:

    (1) Trình tự thực hiện

    - Nộp hồ sơ TTHC:

    Chủ đầu tư dự án xây dựng nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền:

    + Đối với quốc lộ do Bộ Xây dựng quản lý:

    ++ Cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối vào đường cao tốc, đường quốc lộ được quy hoạch thành cao tốc.

    ++ Khu Quản lý đường bộ thực hiện đối với các đường quốc lộ còn lại thuộc phạm vi quản lý.

    + Đối với quốc lộ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác.

    - Giải quyết TTHC:

    + Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả, nếu không đủ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

    + Đối với hồ sơ nộp gián tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận, nếu không đủ, có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện.

    + Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác, trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    (2) Cách thức thực hiện

    Nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

    Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ hiện nay như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:

    (1) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:

    - Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;

    - Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

    - Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    (2) Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.

    (3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.

    Chuyên viên pháp lý Phạm Hoàng Quốc Đạt
    saved-content
    unsaved-content
    8