Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ từ ngày 01/11/2024

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ từ ngày 01/11/2024

Nội dung chính

    Điều chỉnh và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Thành phố Cần Thơ 

    Căn cứ khoản 1 Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về sắp xếp và điều chỉnh diện tích tự nhiên các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ như sau:

    Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ
    1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Ninh Kiều như sau:
    a) Nhập toàn bộ điện tích tự nhiên là 0,50 km2, quy mô dân số là 10.851 người của phường An Phú, toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,35 km2, quy mô dân số là 7.635 người của phường An Nghiệp và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,61 km2, quy mô dân số là 23.313 người của phường An Cư vào phường Thới Bình. Sau khi nhập, phường Thới Bình có diện tích tự nhiên là 1,99 km2 và quy mô dân số là 56.364 người.
    Phường Thới Bình giáp các phường An Hòa, Cái Khế, Tân An và Xuân Khánh;
    b) Sau khi sắp xếp, quận Ninh Kiều có 08 phường.
    2. Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 05 quận và 04 huyện; 80 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 xã, 39 phường và 05 thị trấn.

    Như vậy, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 05 quận và 04 huyện; 80 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 xã, 39 phường và 05 thị trấn.

    Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15 năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2024.

    Đơn vị hành chính cấp xã được phân loại như thế nào?

    Phân loại đơn vị hành chính được quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

    Phân loại đơn vị hành chính
    1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
    2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
    3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
    a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
    b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
    c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
    4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

    Theo đó, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

    - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

    - Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

    - Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ từ ngày 01/11/2024 (Hình từ internet)

    Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố Cần Thơ từ ngày 01/11/2024 (Hình từ internet)

    Tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp quy định như thế nào?

    Theo Điều 134 Luật tổ chức chính quyềnđịa phương 2015 quy định tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như sau:

    - Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

    - Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.

    - Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định, tại Điều 83 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.

    Như vậy, việc tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp được quy định cụ thể như trên.

    92
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ