Rút đơn yêu cầu thi hành án có phải chịu phí thi hành án không?

Nếu có thì phải chịu mức phí bao nhiêu? Khi đương sự tự thỏa thuận với người bán với giá trị tự thỏa thuận mà người mua chấp nhận được và thực hiên theo hướng dẫn nào?

Nội dung chính

    Rút đơn yêu cầu thi hành án có phải chịu phí thi hành án không?

    Căn cứ Điều 50 Luật thi hành án dân sự 2008 về đình chỉ thi hành án:

    1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau đây:

    a) Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;

    b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

    c) Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

    d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ;

    đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;

    e) Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án;

    g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;

    h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên.

    2. Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 144/2010/TTLT-BTC-BTP về những vụ việc người được thi hành án có đơn rút đơn yêu cầu thi hành án thì thực hiện như sau:

    a) Nếu đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 50 luật thi hành án dân sự và người được thi hành án từ bỏ nhận tiền, tài sản đã thu được hoặc có đơn rút đơn yêu cầu thi hành án trước khi có quyết định cưỡng chế thi hành án, thì cơ quan thu phí không thu phí thi hành án;

    b) Nếu đương sự không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án không có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 50 luật thi hành án dân sự và việc rút đơn thực hiện sau khi có quyết định cưỡng chế thi hành án, thì người được thi hành án phải nộp 1/3 (một phần ba) số phí thi hành án phải nộp như của trường hợp không rút đơn;

    c) Nếu đương sự không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án không có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 50 luật thi hành án dân sự và việc rút đơn thực hiện sau khi cơ quan thi hành án đã thực hiện xong việc cưỡng chế; cơ quan thi hành án đã thu được tiền, tài sản để chi trả hoặc giao trả cho người được thi hành án, thì cơ quan thu phí vẫn thu phí thi hành án theo quy định tại Thông tư này.

    Như vậy, nếu anh rút đơn yêu cầu thi hành án dân sự anh không phải mất phí thi hành án.

    Tiếp theo, các bên tự thỏa thuận với nhau căn cứ Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008:

    1. Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.

    Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án.

    2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.

    Như vậy, trong trường hợp khi dương sự tự thỏa thuận với người bán với giá trị tự thỏa thuận mà người mua chấp nhận được thì thực hiện theo quy định nêu trên.

    39