Rạn san hô thường được ví như gì? Bảo tồn hệ sinh thái san hô của Việt Nam?
Nội dung chính
Rạn san hô thường được ví như gì?
Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương. Tuy chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích đại dương, nhưng lại có tới 25% số sinh vật biển trú ngụ, nhiều đến mức người ta thường ví những rạn san hô như những “khu rừng nhiệt đới” dưới đáy biển. San hô được tìm thấy ở cả các vùng biển nhiệt đới cũng như ôn đới, nhưng các rạn san hô chỉ hình thành ở khu vực nằm trong đường xích đạo trải từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam.
Vì san hộ là hệ sinh thái phong phú và đa dạng, cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển. Việc bảo tồn hệ sinh thái san hô của Việt Nam là rất quan trọng vì san hô không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển khỏi sóng và xói mòn, mà còn là nguồn tài nguyên sinh học quý giá, hỗ trợ sinh kế cho ngư dân và phát triển du lịch.
Rạn san hô của Việt Nam là hệ sinh thái đặc sắc với đa dạng sinh học cao, phân bố rộng từ Bắc vào Nam, chủ yếu ở biển miền Trung và miền Nam, với diện tích khoảng 1.100km². San hô ở Việt Nam rất phong phú, gồm khoảng 400 loài san hô cứng thuộc 79 chi.
Các rạn san hô là nơi sinh sống của khoảng 3.000 loài sinh vật biển, bao gồm 615 loài cá, 444 loài san hô, 410 loài động vật thân mềm, 376 loài rong biển, 310 loài thực vật, và nhiều loài động vật khác như động vật phù du, động vật da gai, giáp xác, thực vật ngập mặn, giun nhiều tơ và cỏ biển.
Rạn san hô thường được ví như gì? Bảo tồn hệ sinh thái san hô của Việt Nam? (hình từ internet)
Điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô dựa theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định nguyên tắc điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được quy định như sau:
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa việc điều tra khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên, thực trạng môi trường với việc điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, công tác bảo vệ môi trường hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo; giữa các cấp quản lý việc điều tra khảo sát, đánh giá từ Trung ương đến địa phương.
- Quá trình thực hiện việc điều tra, khảo sát phải bảo đảm không gây tác động có hại tới tiềm năng tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường vùng điều tra khảo sát.
- Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững với yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.
- Việc điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được tiến hành thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo, trên cơ sở rà soát các vùng điều tra khảo sát, tránh chồng chéo gây lãng phí ngân sách và bảo đảm việc cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo.
- Thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo phải được cung cấp cho các nhu cầu sử dụng và tổng hợp, công bố trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Các dạng công việc có liên quan đến đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo trong Thông tư này phải được tiến hành trong phạm vi của vùng đất ngập nước và vùng gây tác động đến vùng đất ngập nước (sau đây gọi tắt là vùng tác động).
- Trang thiết bị sử dụng trong công tác điều tra khảo sát phải bảo đảm chủng loại, tính năng kỹ thuật ở mức trung bình tiên tiến trên thế giới và khu vực, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Độ chính xác và giới hạn đo đạc của trang thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Như vậy, quy định về nguyên tắc điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô theo nội dung trên.
Trình tự tiến hành điều tra khảo sát hệ sinh thái san hô được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định như sau:
- Công tác chuẩn bị;
- Tiến hành điều tra, khảo sát;
- Đo đạc mực nước biển phục vụ việc tính toán nghiệm triều;
- Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra, khảo sát thực địa và giao nộp sản phẩm điều tra, khảo sát;
- Đánh giá hiện trạng;
- Xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng;
- Biên tập bản đồ;
- Hội thảo, chỉnh lý và nghiệm thu;
- Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, in, sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm.