Quyết định 74 2025 QĐ UBND tỉnh Thanh Hóa về phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý khu đô thị thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hà Đức Thiện
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Quyết định 74 2025 QĐ UBND tỉnh Thanh Hóa về phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý khu đô thị thế nào?

Nội dung chính

Quyết định 74 2025 QĐ UBND tỉnh Thanh Hóa về phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý khu đô thị thế nào?

Ngày 30/6/2025 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 74/2025/QĐ-UBND về việc phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

>>> Tải về Quyết định 74/2025/QĐ-UBND về việc phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Theo đó Quyết định 74/2025/QĐ-UBND phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trừ trường hợp bên tiếp nhận bàn giao được quy định theo pháp luật chuyên ngành hoặc là đơn vị có thẩm quyền quản lý được giao trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

Quyết định 74/2025/QĐ-UBND áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng, bàn giao và tiếp nhận quản lý các công trình, hạng mục công trình trong khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Quyết định 74 2025 QĐ UBND tỉnh Thanh Hóa về phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý khu đô thị thế nào?

Quyết định 74 2025 QĐ UBND tỉnh Thanh Hóa về phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý khu đô thị thế nào? (Hình từ Internet)

Phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho UBND cấp xã ra sao?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 74/2025/QĐ-UBND quy định về việc phân cấp ctiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho UBND cấp xã như sau:

Tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị trong phạm vi địa bàn quản lý. Trường hợp khu đô thị nằm trên địa bàn từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì bên tiếp nhận sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo từng trường hợp cụ thể.

Thực hiện bàn giao quản lý trong khu đô thị và quản lý, sử dụng tài sản sau bàn giao như thế nào?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 38 Nghị định 11/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định về thực hiện bàn giao quản lý trong khu đô thị và quản lý, sử dụng tài sản sau bàn giao như sau:

- Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao theo phương án bàn giao trong báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng; chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tổ chức thực hiện bảo hành, bảo trì theo quy định của pháp luật, quản lý và bảo đảm chất lượng vận hành đối với các công trình chưa bàn giao; cung cấp dịch vụ đô thị cho đến khi hoàn thành bàn giao và đối với phần hạ tầng đô thị chủ đầu tư giữ lại để đầu tư, kinh doanh;

- Trường hợp bên tiếp nhận bàn giao là cơ quan quản lý nhà nước, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp nhận theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Sau khi tiếp nhận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao tài sản quản lý, sử dụng và khai thác công trình, hạng mục công trình trong khu đô thị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

- Bên tiếp nhận bàn giao có trách nhiệm: tiếp nhận bàn giao theo quy định; thống nhất với chủ đầu tư, báo cáo kết quả bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện để theo dõi; tổ chức cung cấp dịch vụ đô thị hoặc chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc doanh nghiệp để quản lý sau bàn giao;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi bàn giao quản lý khu đô thị trên địa bàn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã sau sáp nhập đơn vị hành chính là gì?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã sau sáp nhập đơn vị hành chính như sau:

(1) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, các điểm a, b, c, d khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 21 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp 2013, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trên địa bàn; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các nguồn lực cần thiết khác để thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật trên địa bàn.

(3) Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

(4) Quyết định phân bổ, giao dự toán chi đối với các khoản chưa phân bổ chi tiết; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

(5) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình; quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể, quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo quy định của pháp luật.

(6) Quản lý biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; thực hiện quản lý tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

(7) Quyết định theo thẩm quyền các quy hoạch chi tiết của cấp mình; thực hiện liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của pháp luật.

(8) Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình.

(9) Ban hành quyết định và các văn bản hành chính khác về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.

(10) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Quyết định 74/2025/QĐ-UBND có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.

saved-content
unsaved-content
1