Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động được quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động được quy định như thế nào?

    Điều 178 Bộ luật Lao động 2019 (Có hiệu lực từ 1/1/2021) quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động

    - Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.

    - Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.

    - Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.

    - Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.

    - Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.

    - Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.

    - Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

    - Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

     

    5