Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi thì quyền bề mặt có bi chấm dứt theo quy định pháp luật không?

Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi thì quyền bề mặt có chấm dứt không? Thời hạn của quyền bề mặt có được vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất không?

Nội dung chính

    Quyền bề mặt là gì?

    Căn cứ Điều 267 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Quyền bề mặt
    Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.

    Như vậy, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.

    Thời hạn của quyền bề mặt có được vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất không?

    Căn cứ Điều 270 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Thời hạn của quyền bề mặt
    1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
    2. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.

    Như vậy, thời hạn của quyền bề mặt không được vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào.

    Thời hạn của quyền bề mặt có được vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất không? (Ảnh từ Internet)

    Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi thì quyền bề mặt có chấm dứt không?

    Căn cứ Điều 272 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Chấm dứt quyền bề mặt
    Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:
    1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.
    2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.
    3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
    4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.
    5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

    Như vậy, khi quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi thì quyền bề mặt cũng chấm dứt.

    Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất thì có bị thu hồi lại đất không?

    Căn cứ khoản 5 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    ...
    3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
    4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
    5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
    6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
    7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
    ...

    Như vậy, đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất thì sẽ bị thu hồi theo quy định.

    Thẩm quyền thu hồi đất thuộc về cơ quan nào?

    Căn cứ Điều 83 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
    b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
    3. Trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:

    (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    (2) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    - Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;

    b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Đất đai 2024.

    1