Quyền sử dụng đất có đồng thời được dùng để bảo đảm khi dùng tài sản gắn liền với đất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất có đồng thời được dùng để bảo đảm không?

Nội dung chính

    Dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất có đồng thời được dùng để bảo đảm không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định:

    Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
    1. Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.
    2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.
    ...

    Như vậy,Việc dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm có thể tách biệt với quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có thể chỉ sử dụng tài sản trên đất (như nhà cửa, công trình xây dựng) để bảo đảm nghĩa vụ mà không cần đưa quyền sử dụng đất vào bảo đảm.

    Ngược lại, việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm cũng có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất.

    Dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất có đồng thời được dùng để bảo đảm không?

    Dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất có đồng thời được dùng để bảo đảm không? (Ảnh từ Internet)

    Có được nhận chính tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ không?

    Căn cứ Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
    1. Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.
    2. Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
    3. Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
    4. Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đả là quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.

    Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất này lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.

    Bên bảo đảm có nghĩa vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm.

    Quyền và nghĩa vụ của người được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

    Căn cứ Điều 37 Luật Đất đai 2024 thì quyền và nghĩa vụ của người được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là

    - Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 26 và Điều 31 Luật Đất đai 2024;

    - Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân khác;

    - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

    - Cho tổ chức, cá nhân khác, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

    - Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai 2024 thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai 2024 thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

    - Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc mở rộng đường giao thông theo quy hoạch; tặng cho quyền sử dụng đất để làm nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với cá nhân hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai 2024;

    - Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

    - Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất với tổ chức, góp quyền sử dụng đất với cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

    25
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ