Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và vận hành các công trình thủy lợi là gì?

Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và vận hành các công trình thủy lợi được quy định như thế nào theo các điều luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và vận hành các công trình thủy lợi là gì?

    Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi được quy định tại Điều 54 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó: 

    1. Có quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
    2. Sử dụng nguồn lực được giao để mở rộng khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật; được thu tiền từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo hợp đồng.
    3. Tự chủ đối với phần lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
    4. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải lấy ý kiến và thông báo cho tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
    5. Thực hiện nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi quy định tại Điều 20 của Luật này.
    6. Quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
    7. Vận hành công trình thủy lợi theo nhiệm vụ thiết kế và quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    8. Bảo vệ công trình thủy lợi; phòng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình thủy lợi.
    9. Khai thác nước trong công trình thủy lợi.
    10. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai, phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của Luật này.
    11. Kiến nghị Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình thủy lợi thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình khi công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
    12. Kiến nghị chủ sở hữu cấp kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình thủy lợi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    13. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án giải quyết trong trường hợp tổ chức, cá nhân không trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng.
    14. Hướng dẫn, củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức để người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi tham gia xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phương án bảo vệ công trình.
    15. Tham gia hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi chuyển dịch sang canh tác cây trồng có giá trị kinh tế cao, sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
    16. Đơn phương dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi công trình không bảo đảm an toàn hoặc nguồn nước trong công trình không bảo đảm; người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi không trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, vi phạm các điều khoản khác của hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    17. Khiếu nại, khởi kiện và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Như vậy theo quy định trên đây thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi ngoài những quyền và trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân thì còn có thêm 16 quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. 

    3