Đối tượng bản đồ địa chính có phải là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất?
Nội dung chính
Đối tượng bản đồ địa chính có phải là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về giải thích từ ngữ quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Đối tượng bản đồ địa chính là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường, vùng), dạng ký hiệu và ghi chú thuyết minh.
Như vậy, đối tượng bản đồ địa chính là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. Những đối tượng này được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học như điểm, đường, vùng, kèm theo các dạng ký hiệu và ghi chú thuyết minh.
Trường hợp đường địa giới hành chính được mô tả nằm trên đối tượng nào thì đo vẽ chi tiết 2 bên mép đối tượng đó?
Căn cứ điểm 2.2 khoản 2 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về đo vẽ chi tiết quy định như sau:
Đo vẽ chi tiết
1. Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đo cần lập và phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
2. Đo vẽ đường địa giới hành chính
2.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với công chức địa chính cấp xã và người dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính.
2.2. Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính được thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết.
Trường hợp đường địa giới hành chính được mô tả nằm trên đối tượng giao thông, thủy hệ và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất có dạng hình tuyến khác có độ rộng trên thực địa từ 0,5 m trở lên thì đo vẽ chi tiết 2 bên mép đối tượng đó và tính nội suy đường địa giới hành chính.
Trường hợp đường địa giới hành chính có tranh chấp thì phải đo đạc và thể hiện đường địa giới có tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan.
Trường hợp bản đồ địa chính có cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa giới hành chính dạng số đã có thi được chuyển vẽ đường địa giới hành chính từ bản đồ địa giới hành chính, có đối chiếu với thực địa.
...
Theo đó, trường hợp đường địa giới hành chính được mô tả nằm trên đối tượng giao thông, thủy hệ và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất có dạng hình tuyến khác, có độ rộng trên thực địa từ 0,5 m trở lên, thì đo vẽ chi tiết 2 bên mép đối tượng đó và tính nội suy đường địa giới hành chính.
Đối tượng bản đồ địa chính có phải là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất? (Hình từ Internet)
Đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất việc khép vùng được thực hiện ra sao?
Căn cứ điểm 6.2 khoản 6 Điều 16 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích quy định như sau:
Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích
...
6. Nhãn thửa, đánh số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính
6.1. Trên bản đồ địa chính các thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất được thể hiện bằng ký hiệu dạng hỗn số quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
6.2. Số thứ tự thửa đất được đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ 01 đến hết trên 01 mảnh bản đồ địa chính, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc của mảnh bản đồ địa chính, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đường zích zắc.
Đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất việc khép vùng được thực hiện cho từng khu vực theo ranh giới khu đo, theo đường địa giới hành chính hoặc theo khung trong tiêu chuẩn của tờ bản đồ và được đánh số thứ tự cùng với các thửa đất.
6.3. Khi biên tập bản đồ địa chính được phép tận dụng các lớp (level) bản đồ số còn bỏ trống để thể hiện yếu tố thuộc tính khác của thửa đất (tên chủ, địa chỉ...).
...
Như vậy, đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, việc khép vùng được thực hiện cho từng khu vực theo ranh giới khu đo, theo đường địa giới hành chính hoặc theo khung trong tiêu chuẩn của tờ bản đồ và được đánh số thứ tự cùng với các thửa đất.
Tính diện tích được thực hiện trên bản đồ dạng số cho tất cả đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất bằng phương pháp giải tích đúng không?
Căn cứ điểm 10.1 khoản 10 Điều 16 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích quy định như sau:
Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích
...
10. Tính diện tích
10.1. Việc tính diện tích được thực hiện trên bản đồ dạng số cho tất cả các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất bằng phương pháp giải tích.
Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn...) giao cắt cùng mức thì chiếm đất chung của đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng.
Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặc cùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau của hình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất.
10.2. Khi có sự chênh lệch giữa tổng diện tích của tất cả các đối tượng chiếm đất so với diện tích tính vùng bao trùm tất cả các đối tượng chiếm đất đó trong một mảnh bản đồ địa chính thì phải kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử lý các trường hợp đối tượng chiếm đất bị tính trùng hoặc bỏ sót.
...
Theo đó, việc tính diện tích được thực hiện trên bản đồ dạng số cho tất cả các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất bằng phương pháp giải tích.