Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định ra sao?

Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định ra sao? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định ra sao?

    Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại Điều 8 Thông tư 81/2019/TT-BCA (có hiệu lực từ 12/2/2020), cụ thể như sau:

    - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền đề xuất ý kiến với cán bộ cơ sở giam giữ về những vấn đề liên quan đến bản thân cũng như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác.

    - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền kiến nghị về các quyết định trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; được kiến nghị với Thủ trưởng cơ sở giam giữ những biểu hiện tiêu cực, thiếu sót trong quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở giam giữ; những lời nói, cử chỉ, hành động sai trái, vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác.

    - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện việc tham gia ý kiến, kiến nghị, đề xuất thông qua hòm thư góp ý, đối thoại trực tiếp hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.

     

    13