Quy trình xử lý mẫu vật từ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau khi tịch thu như thế nào?

Theo quy định này thì việc xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Theo quy định này thì việc xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 06/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/03/2019) về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì:

    - Xử lý mẫu vật sống:

    Việc xử lý tịch thu phải chăm sóc mẫu vật, tránh rủi ro để mẫu vật bị chết;

    Ngay sau xử lý mẫu vật theo quy định của pháp luật phải bàn giao cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổ chức chăm sóc và bảo quản mẫu vật. Đối với mẫu vật sống xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: Thả lại môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của loài nếu mẫu vật khỏe mạnh; hoặc chuyển giao cho cơ sở cứu hộ động vật, vườn động vật hoặc vườn thực vật nếu mẫu vật yếu cần cứu hộ hoặc tiêu hủy.

    - Mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này xử lý như sau:

    Mẫu vật các loài Nhóm IA, IB thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;

    + Mẫu vật các loài Nhóm IIA, IIB chuyển giao cho tổ chức khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; bán đấu giá cho tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể thực hiện các biện pháp xử lý khác.

    Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

    8