Quy mô dân số tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập theo Nghị quyết 202?

Quy mô dân số tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập theo Nghị quyết 202?

Nội dung chính

Quy mô dân số tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập theo Nghị quyết 202? 

Theo Nghị quyết 202/2025/QH15, sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 04 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.  

Đồng thời, căn cứ khoản 14 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 về quy mô dân số tỉnh Lâm Đồng sau sắp xếp đơn vị hành chính như sau: 

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên là 13.795,50 km2, quy mô dân số là 1.865.270 người.
Tỉnh Tuyên Quang giáp các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
[...]
11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên là 14.832,55 km2, quy mô dân số là 2.161.755 người.
Tỉnh Quảng Ngãi giáp tỉnh Gia Lai, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.
12. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên là 21.576,53 km2, quy mô dân số là 3.583.693 người.
Tỉnh Gia Lai giáp tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Quảng Ngãi, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.
13. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa. Sau khi sắp xếp, tỉnh Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 8.555,86 km2, quy mô dân số là 2.243.554 người.
Tỉnh Khánh Hòa giáp tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lâm Đồng và Biển Đông.
14. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 24.233,07 km2, quy mô dân số là 3.872.999 người.
Tỉnh Lâm Đồng giáp các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Nai, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông. 
[...]

Như vậy, sáu sáp nhập tỉnh Lâm Đồng hợp nhất với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông với quy mô dân số là 3.872.999 người.

Quy mô dân số tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập theo Nghị quyết 202?

Quy mô dân số tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập theo Nghị quyết 202? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) như sau:

Điều 8. Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;
[...]

Như vậy, việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. 

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
saved-content
unsaved-content
1